Người Hà Nội “chìm” trong ô nhiễm

0
  • Chưa có sản phẩm

Người Hà Nội “chìm” trong ô nhiễm

Người Hà Nội “chìm” trong không khí ô nhiễm



Người dân Hà Nội đã và đang phải sống trong một bầu không khí vô cùng ô nhiễm với bụi, hóa chất độc hại và tiếng ồn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.

Tránh trời không khỏi… ô nhiễm

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, trên các tuyến phố như Phạm Văn Đồng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Khoái… các phương tiện vận chuyển chất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không hề được che chắn đúng quy định, các xe chở cát, sỏi phế liệu không được rửa sạch nước khi rời khỏi bãi tập kết làm rơi rớt ra đường đã làm ô nhiễm nặng nề hơn. Theo các nhà môi trường, đây chính là nguồn bụi chủ yếu gây tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay. Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2013, hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội đáng giật mình. Có nơi hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí vượt quá 11 lần tiêu chuẩn cho phép… như đường Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Văn Linh. Còn các tuyến phố khác vượt quá 5 lần tiêu chuẩn cho phép.

Nguyên nhân là do những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội tăng lên chóng mặt. Trung bình, lượng ôtô tăng hằng năm là 10%, xe máy xấp xỉ 15%. Sự gia tăng về số lượng các phương tiện tham gia giao thông đã là nguyên nhân làm gia tăng lượng khí thải vào không khí, gây ra tình trạng ô nhiễm khí thải giao thông trầm trọng. Hiện nay với gần 90% lượng xe lưu thông là xe máy, thì lượng khí thải CO rất lớn. Bởi theo kiểm soát tiêu chuẩn khí thải được thực hiện đối với xe máy thì động cơ của xe máy thải ra rất nhiều bụi, khí CO.

Lượng thải các chất khí này tăng lên theo mỗi năm cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông và các công trình xây dựng. Hầu hết các ngã ba, ngã tư đường Hà Nội đều có nồng độ bụi vượt mức tiêu chuẩn cho phép, mà biểu hiện rõ nhất là các tuyến đường Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng... Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường, tại nhiều nút giao thông như Giải Phóng - Vành đai 3, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc gấp đến 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như CO 2 , S0 2 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.

Ngoài trời đã ô nhiễm, trong nhà lại càng ô nhiễm hơn. Không khí ô nhiễm dường như đã bủa vây toàn bộ không gian sống của người Hà Nội. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra hàng nghìn nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ngay trong chính từng ngôi nhà và các cao ốc văn phòng. Trong nhà chúng ta có hàng nghìn hợp chất hóa học không tốt cho sức khỏe con người. Chúng phát sinh ra một cách tự nhiên từ khói, khí gas, bụi, các chất hóa học của mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng và rất nhiều chất gây ô nhiễm khác từ các thiết bị hiện đại trong nhà như: xe máy, máy điều hòa, tủ lạnh, bếp gas, lò vi sóng, tivi...; từ vật liệu xây dựng như: đá ốp granit, đá lát, sơn tường, thảm rải sàn, vật liệu trang trí và sắp đặt…; từ các tác phẩm nghệ thuật như: tranh sơn dầu, tượng đá, hoa giấy…; từ đồ nội thất làm bằng bột gỗ, ván ép…

Nguồn khí độc ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe con người là từ bếp củi, bếp than cho tới bếp gas. Trong một không gian hẹp, bất cứ loại bếp nào cũng đều thải khí CO và như vậy tác động lên sức khỏe con người, đặc biệt khi cháy, khí gas còn sinh ra khí dioxit nito có thể làm giảm khả năng hô hấp và làm xấu đi tình trạng của người mắc bệnh phổi. Một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, chất lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng trên toàn thế giới đang sút giảm nghiêm trọng. WTO ước tính có gần 1 tỉ người, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà với mức ô nhiễm gấp 100 lần cho phép.

Cácbon mônôxít, công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cácbon và các hợp chất chứa cácbon. Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ôtô, lò sưởi và bếp lò… Việc hít phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong.

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến
Chương trình khuyến mãi
    Đang cập nhật
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
Lượt truy cập
  • Hôm nay 18544
  • Tổng lượt truy cập 5,219,303